Quay lại
Trang chủ / Kiến thức / Công nghệ và xu hướng / Phân biệt những điểm khác nhau giữa phần mềm mã nguồn mở và phần mềm mã nguồn đóng

Phân biệt những điểm khác nhau giữa phần mềm mã nguồn mở và phần mềm mã nguồn đóng

29/02/2024
11/01/2024
Phân biệt những điểm khác nhau giữa phần mềm mã nguồn mở và phần mềm mã nguồn đóng

Mỗi phần mềm đều được phát triển bằng cách sử dụng mã nguồn, giống như một bản thiết kế. Vậy nên, khi mua hoặc thiết kế phần mềm, có hai lựa chọn để lựa chọn: phần mềm mã muồn mở và phần mềm mã nguồn đóng. Những phần mềm này xuất phát từ những mã nguồn được sử dụng để tạo ra mỗi nền tảng khác nhau. Những khác biệt giữa hai loại phần mềm mã nguồn này là gì? Trong bài viết này, Rabiloo sẽ xem xét cả hai, thông qua đó so sánh những điểm khác nhau giữa chúng dựa trên những yếu tố như bảo mật, chi phí, tính linh hoạt và nhiều điều khác. 

Mã nguồn là tập hợp các câu lệnh, dòng code, hay các tệp tin chứa các thông tin mà một chương trình máy tính sử dụng. Mã nguồn thường được viết bằng các ngôn ngữ lập trình như Python, Java, C++, và nó thường là một phần quan trọng trong quá trình phát triển phần mềm. Mã nguồn có thể được biên dịch thành mã máy hoặc được thông dịch để thực thi trực tiếp. Nó thường được lưu trữ trong các tệp tin văn bản có đuôi là các định dạng ngôn ngữ lập trình tương ứng (ví dụ: .py cho Python, .java cho Java).

Phần mềm mã nguồn mở

Phần mềm Mã nguồn mở hay OSS (Open-source software)  là phần mềm máy tính có sẵn, được công khai trên mạng Internet. Mọi người có thể sử dụng một cách tự do (sao chép, sửa đổi, xóa hoặc thậm chí chia sẻ) và miễn phí. Điều này có nghĩa là, phần mềm mã nguồn mở có thể được sử dụng cho bất kỳ mục đích nào, tùy thuộc theo như cầu của người dùng. 

Trong giai đoạn việc phát triển phần mềm còn đang trong giai đoạn sơ khai và chưa có nhiều công cụ hỗ trợ, cộng đồng các kỹ sư và nhà phát triển phần mềm rất hợp tác và trao đổi với nhau. Họ sẽ liên tục trao đổi về các giải pháp với những lỗi mà họ gặp phải trong quá trình lập trình. Bên cạnh đó, hầu hết các hệ thống phần mềm được tạo ra trong giai đoạn đầu thường được tạo ra dành cho các trường học và cơ quan chính phủ. Vậy nên, việc chia sẽ thông tin giữa các nhà phát triển phần mềm và người dùng là thiết yếu để giúp các chương trình này hoạt động hiệu quả.

Phần mềm mã nguồn mở là gì?

Phần mềm mã nguồn mở là gì?

Ngày nay, phần mềm mã nguồn mở đã có nhiều tiến bộ và phát triển vượt bậc. Các phần mềm hiện nay đã có thể tận dụng những lợi ích của điện toán đám mây để phát triển nền tảng của mình. Người dùng cũng đóng vai trò lớn hơn trong việc tạo hoàn thiện phần mềm bằng việc công tác với nhà phát triển phần mềm thông qua các trang website nền tảng điện toán đám mây và các cải tiến khác. 

Ngoài ra, người dùng có thể dụng tận dụng tài nguyên các mã nguồn mở không giới hạn để lưu trữ các bản sao lưu. Với nền tảng đám mây, doanh nghiệp không còn phải lo lắng về những sai sót hoặc sự cố mất dữ liệu của khách hàng nữa. 

Nói một cách ngắn gọn, phần mềm mã nguồn mở - OSS bao gồm một giấy phép cho phép người dùng dễ dàng tùy chính phần mềm có sẵn để phù hợp với nhu cầu của mình, theo bất kỳ cách nào. 

Những phần mềm sử dụng mã nguồn mở nổi bật là: Linux, VLC Media Player, Mozilla Firefox, LibreOffice, jQuery…

Phần mềm mã nguồn đóng 

Phần mềm mã nguồn đóng - CSS (Closed source software) là phần mềm máy tính người dùng không có quyền truy cập hoặc xem mã nguồn. Mã nguồn của phần mềm được nhà phát triển giữ bí mật và không được công khai. Điều này có nghĩa là chỉ người người trong nội bộ doanh nghiệp hoặc người phát triển phần mềm mới có quyền được sửa đổi, phát triển hoặc xem mã nguồn 

Phần mềm mã nguồn đóng thường có giấy phép sử dụng bao gồm các hạn chế và điều kiện cụ thể, và người dùng chỉ được sử dụng phần mềm theo những điều kiện đó mà không có quyền can thiệp vào mã nguồn hay thực hiện các thay đổi. Các bản cập nhật và bảo mật của phần mềm này thường do nhà sản xuất chịu trách nhiệm.

Những phần mềm sử dụng mã nguồn đóng nổi bật là: Microsoft Office, Adobe Reader, Shopify, Magento, Microsoft Windows….

So sánh phần mềm mã nguồn mở và phần mềm mã nguồn đóng

So sánh phần mềm mã nguồn mở và phần mềm mã nguồn đóng

Khả năng sử dụng 

Khả năng sử dụng của phần mềm mã nguồn mở và phần mềm mã nguồn đóng có những điểm khác biệt nhất định.

Với phần mềm mã nguồn mở, khả năng sử dụng của chúng thường cao, được xây dựng và thiết kế bởi những lập trình viên có kinh nghiệm. Bên cạnh đó, những phần mềm này cũng được viết và bổ sung dựa trên những đóng góp của một cộng đồng người dùng. Các hướng dẫn sử dụng của chúng thường rất chi tiết và phong phú, giúp người dùng hiểu rõ cách sử dụng nó và khám phá ra những tiềm năng của phần mềm

Trái lại, với phần mềm mã nguồn đóng, khả năng sử dụng của chúng có nhiều hạn chế. Hướng dẫn thường chỉ dành riêng cho những nhà phát triển phần mềm và đôi khi vượt ngoài các tiêu chuẩn và cấu trúc chung. Điều này tạo ra rào cản với người dùng phổ thông, không phải là chuyên gia về lập trình mã nguồn, làm giảm khả năng tiếp cận và tận dụng tối đa các tính năng của phần mềm

Quyền truy cập và sở hữu 

Với phần mềm mã nguồn mở, người dùng được cấp quyền truy cập, xem và sửa đổi mã nguồn theo văn bản giấy phép được quy định trong các bản phân phối mã nguồn mở. Điều này tạo ra một môi trường mở và minh bạch, là nơi mà cộng đồng nhà lập trình, phát triển phần mềm có thể đóng góp và cùng nhau phát triển mã nguồn.

Ngược lại, với phần mềm mã nguồn đóng, mã nguồn thường được bảo vệ bới chính sách bản quyền cứng rắn và không được phép sửa đổi hoặc sử dụng một cách không hợp pháp, không có sự cho phép của nhà cung cấp. Quyền sở hữu thường nằm trong tay nhà phát triển hoặc công ty phát triển phần mềm, giới hạn quyền truy cập và tương tác từ phía người dùng.

Sự khác biệt này trong quyền truy cập và sở hữu đóng vai trò quan trọng trong quyết định giữa việc sử dụng phần mềm mã nguồn mở hay phần mềm mã nguồn đóng của cá nhân và doanh nghiệp

Giấy phép

Khi sử dụng những phần mềm mã nguồn mở, người dùng thời sẽ thấy những giấy phép như GPL, MIT, Apache và nhiều loại giấy pháp khác. Chúng thiết đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập các điều kiện quy định và quyền lợi mà người dùng cần có khi sử dụng mã nguồn này. Ví dụ, Giấy phép GNU General License (GPL) yêu cầu mọi phiên bản sửa đổi của mã nguồn mở phải tuân thủ theo các điều khoản quy định của giấy phép GPL

Ngược lại, phần mềm mã nguồn đóng thường đi kèm với các giấy phép độc quyền, giữ cho quyền lợi và quyền sử dụng mã nguồn này thuộc về nhà phát triển hoặc công ty cung cấp phần mềm. Các giấy phép này thường không cho phép sửa đổi hoặc phân phối lại mã nguồn với bất kỳ mục đích nào mà không có sự cho phép rõ ràng từ bên sở hữu bản quyền.

Bảo mật 

Yếu tố vảo mật đóng một vai trò quan trọng khi so sánh phần mềm mã nguồn mở và phần mềm mã nguồn đóng.

Với phần mềm mã nguồn mở, tính bảo mật thường không cao do đây là mã nguồn được chia sẽ công khai trên mạng Internet. Tuy nhiên, các lỗi, lỗ hổng bảo mật có thể được nhanh chóng phát hiện bởi cộng đồng ng dùng phần mềm. Do có sự sử dụng và tham gia của nhiều nhà phát triển, công đồng này có thể thường xuyên kiếm tra mã nguồn và liên tục bổ sung các biện pháp an ninh mới. Đây vừa là điểm mạnh, vừa là thách thức cho hoạt động quản lý rủi ro, và việc can thiệp bởi quá nhiều người sẽ tạo ra rủi ro bảo mật nếu không được quản lý chặt chẽ.

Ngược lại, phần mềm mã nguồn đóng có thể mang đến thế mạnh trong việc duy trì bảo mật, đặc biệt nếu nó được kiểm soát và quản lý bởi một nhóm nhỏ chuyên gia. Tính đóng của mã nguồn có thể giảm nguy cơ bị tấn công từ cộng đồng và tạo ra sự kiểm soát vững chắc hơn đối với quy trình bảo mật. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc người theo dõi, và nếu có lỗ hổng, việc khắc phục có thể mất thời gian hơn.

Chi phí 

Phần mềm mã nguồn mở được cung cấp miễn phí cho người dùng, cho phép họ sử dụng và thậm chí sửa đổi mã nguồn theo nhu cầu của mình. Tuy nhiên, có thể phát sinh chi phí nếu người dùng muốn sử dụng các dịch vụ hỗ trợ hoặc tư vấn từ các đơn vị thứ ba. Điều này tạo ra mô hình kinh doanh hỗ trợ và dịch vụ xung quanh mã nguồn mở.

Mã nguồn đóng thường đi kèm với giá bản quyền và yêu cầu chi trả phí sử dụng hoặc mua các gói dịch vụ đi kèm. Người dùng phải thanh toán để sử dụng và có quyền tiếp cận mã nguồn. Chi phí này thường được thiết lập bởi nhà cung cấp và có thể bao gồm cả việc cung cấp các bản cập nhật và hỗ trợ kỹ thuật.

Sự linh hoạt 

Phần mềm mã nguồn mở nổi bật với sự linh hoạt của mình, cho phép người dùng tùy chỉnh theo nhu cầu sử dụng thực tế của họ. Điều dẫn cho thấy sự đa dạng và thỏa sức sáng tạo khi người dùng lựa chọn sử dụng và phát triển mã nguồn mở. Nó cũng thường tuân thủ theo tiêu chuẩn của ngành, giúp đảm bảo tính tương thích và tích hợp dễ dàng với các dự án khác

Bên cạnh đó, phần mềm mã nguồn đóng thường có sự định hình sẵn và tuân thủ nghiêm ngặt theo các tiêu chuẩn được đặt ra bới nhà sản xuất. Điều này giúp nhà cung cấp đảm bảo tính đồng nhất và ổn định trong việc triển khai và sử dụng các sản phẩm dựa trên mã nguồn đóng

Lựa chọn giữa phần mềm mã nguồn mở và phần mềm mã nguồn đóng thường phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể, ưu tiên và mục tiêu của doanh nghiệp.

Cập nhật phần mềm 

Phần mềm mã nguồn mở được công khai rộng rãi trên mạng Internet, vì vậy chúng luôn nhận được sự đóng góp liên tục từ các nhà phát triển. Điều này giúp rút ngắn thời gian phát triển và cập nhật nhanh chóng. Sự linh hoạt và tính đa dạng của công đồng sẽ giúp nhà cung cấp phần mềm phát hiện và khắc phục những lỗi phát sinh một các nhanh chóng. Bên cạnh đóm thông qua mong muốn từ cộng đồng, nhà phát triển sẽ lắng nghe và thêm các tính năng mới được yêu cầu bới người dùng thông qua các bản cập nhập một các hiệu quả.

Phần mềm mã nguồn đóng lại có một chút khác biệt. Các phần mềm thường phải đợi đến khi nhà sản xuất xem xét, phát triển và phát hành các bản cập nhật. Đây là quá trình dài và tốn nhiều thời gian. Điều này tạo ra sự chậm trễ, giảm tính linh hoạt vì người dùng không có khả năng tự cập nhật hay đóng góp ý kiến với nhà phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, với cách làm này, các bản cập nhật từ nhà cung cấp thường được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo tính ổn định của hệ thống và bảo mật cao cho người dùng.

Quyền kiểm soát

Trong mô hình phần mềm mã nguồn mở, người dùng được cấp quyền đầy đủ với khả năng sửa, sao chép và phân phối lại mã nguồn theo giấy phép của mã nguồn mở. Điều này mang đến sự tự do lớn cho cộng đồng người dùng, giúp họ có thể tương tác và tận dùng mã nguồn theo cách họ muốn.

Trong khi đó, ở mô hình phần mềm mã nguồn đống, quyền kiểm soát chủ yếu thuộc về nhóm phát triển phần mềm nội bộ của bên cung cấp và người dùng chỉ được phép sử dụng, tuân thủ theo các điều kiện được quy định bới nhà cung cứng. Điều này có nghĩa là người dùng sẽ phải phụ thuộc vào nhóm phát triển phần mềm để có những bản cập nhật hoặc bảo trì phần mềm hệ thống.

Kết luận

Như vậy, quyết định lựa chọn giữa phần mềm mã nguồn mở và phần mềm mã nguồn đóng thường phụ thuộc vào nhu cầu thực tế và tiềm lực của doanh nghiệp. Mỗi loại phần mềm có những đặc điểm đặc trưng riêng của mình.Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp sẽ chọn kết hợp cả hai mô hình để tận dụng tối đa các ưu điểm mà mỗi loại phần mềm mã nguồn mang lại.

Rabiloo với kinh nghiệm tư vấn và triển khai phần mềm công nghệ cho doanh nghiệp, hãy kết nối với chúng tôi và trò chuyện với các chuyên gia để có thể triển khai ứng dụng phần mềm phù hợp nhất cho từng doanh nghiệp.

Share


Cập nhật bài viết mới nhất từ chuyên gia

Không được để trống
Không được để trống
Không được để trống
Không được để trống
Tìm kiếm
Tags
Website là gì? Khái niệm, cấu tạo, phân loại các Website hiện nay
24/11/2023
21/12/2023
Website là gì? Khái niệm, cấu tạo, phân loại các Website hiện nay

Gặp gỡ và lắng nghe

Không được để trống
Không được để trống
Không được để trống
Không được để trống